474 lượt xem

Bơm tiền và tiền vào bất động sản gây nên bong bóng?!


Mình không dám đoán mò, bởi không có số liệu.
Chỉ có thể thấy, cung tiền tăng, giá tài sản có tăng, còn thống kê dư nợ liên quan đến bđs (bc của NHNN) thì chưa thể hiện điều gì vì không có gì là quá đột biến, các thành phần SPVs (và shadow banking) lại là vùng xám.
Tuy nhiên, góp chút thông tin xem như “chuẩn hóa” hai ý “bơm tiền” và “vào bđs” với một ví dụ về bơm tiền và tiền vào BDS, xem ở hình (từ BoE). Còn [bong bóng hay không là chuyện khác, nhưng phải có giao dịch + giá tăng, tức quy mô tiền tăng lên trên cùng một tài sản], quy trình tạo tiền phải là:
– Tạo tiền (và quy mô tiền) như thế nào.
– “Tiền” vào tài sản (vd BĐS): Giao dịch một tài sản ở khía cạnh cân đối tiền tệ như thế nào.
– Có tăng trưởng (KT) hay “bong bóng” (TS) đều phải xem ở tín dụng + đầu tư. (Cộng các màu lại, rồi so sánh sau và trước. Màu xanh dương mà tăng cao thì sao?)
Ở chu trình trên là household balance sheet, bank balance sheet và central bank balance sheet, nghiệp vụ “in” là qua OMO (hoặc QE), tiền được “bơm” và vào BĐS là như ví dụ trên. Vấn đề là, ở đây là ví dụ “chỉ định” chính xác tiền vào BDS. (bank tài trợ khoản vay – chuyển từ reserves qua new loan kia – là từ nguồn central bank, thay vì “new deposit”, nên quy mô “seller bank” sẽ “cao lên” thêm một đoạn bằng khoản vay, đây là một điểm khác một chút vs trong hình, lưu ý. còn mục trái phiếu và nguồn tài trợ cho trái phiếu kia cũng được lược bỏ trên BS của bank cho đơn giản vì không nói nghiệp vụ OMO, nghiệp vụ này có thể xem ở note khác).
Nên nếu với thông tin là cung tiền hay tín dụng chung chung chúng ta có xác định được đóng góp vào chu trình trên như thế nào không? Rõ ràng là không. Tức là… đoán mò (có thể đúng :d).
Lưu ý, nói M2 bằng tổng tiền gửi loại a,b,c là thống kê và là hình thức không phải bản chất, lấy công thức đó ra để nói đến hoạt động đầu tư /đầu cơ – điều làm tăng giá tài sản hay bong bóng – chỉ là suy đoán (thông qua proxies, hihi), bản chất của nó nằm ở side bên kia: tín dụng và đầu tư.
Ngược lại, NHTW có “bơm” (MB cao lên) mà tiền ở dự trữ cao lên “hấp thụ” toàn bộ thì làm gì bong bóng do bơm tiền?
Ở trên, một điểm quan trọng nữa, tiền có thể vào bđs bắt đầu bằng cân đối của household, nếu vốn tự có cao + nhu cầu (các thể loại demand: đầu tư, đầu cơ) của họ tăng vì các thể loại lý do, thì vẫn có thể làm tăng giá tài sản, cần gì vay!
Nói chung lại, khi nói (vĩ mô): bơm tiền nhiều có thể gây nên bong bóng tài sản thì không có gì để bàn cãi, và mọi người ai cũng đều có thể nói… Nhưng nó không đóng góp gì vào quyết định dựa trên tình hình cụ thể. Còn để khẳng định như câu đầu tiên ở trên dựa trên một thông tin cung tiền tăng do bơm tiền thì đúng là khó hoặc võ đoán.
(Còn có thể nói chung chung thì có thể dùng “portfolio rebalancing effect” để giải thích, tức là, việc bơm tiền và thực thi khuôn khổ Cstt nới lỏng, tác động của nó là lãi suất thấp hơn, đẩy các nhà đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn (hiệu ứng “tái cân bằng danh mục”) và đẩy giá tài sản lên cao hơn. Có nhiều nghiên cứu về portfolio rebalancing effect, các bạn có thể search.)
Một lưu ý nữa là cung tiền tăng do NHTW bơm vào gọi là cung tiền ngoại sinh – exogenous money. (Còn nội sinh …).
P.S. [Bệnh nghề nghiệp nên cái gì cũng phải qua các bảng “cân đối”, hộ gia đình cũng vậy – khi đầu tư bđs hay làm cái gì khác… Hihi
M2: quan trọng và bản chất trong hoạch định quy mô phải là nhu cầu vốn và luân chuyển tiền bốn nhóm cân đối của các khu vực trong nền kinh tế, ví dụ xem link đính kèm. Với chủ đề M2 thì mình có nói nhiều – có thể search “M2″/”cung tiền”]

(Theo Fb Tran Quang Nghia)

Vote sao
Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *