Kể từ khi Satoshi Nakamoto đưa ra khái niệm về blockchain và đồng bitcoin đầu tiên vào năm 2008 và 6 sau đó, vào cuối năm 2014 Vatalik Buterin tiến thêm một bước, phát triển thành khái niệm blockchain 2.0 với nền tảng Ethereum, để từ đó khơi nguồn cho một trào lưu của các đồng tiền mã hóa (crytocurrencies) ra đời. Nhưng phải đợi đến khi khái niệm về ICO (initial coin offer) hình thành thì trào lưu này mới thật sự bùng nỗ trong khoảng thời gian từ 2107-2018.
Vậy ICO là gì?
ICO là viết tắt của từ initial coin offer (sau này còn có từ tương tự là ITO – initial token offer) là một mô hình gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding) của các startup, bằng cách phát hành các đồng tiền mã hóa, hoặc đồng tiền quy ước (token) dựa trên một đồng mã hóa có sẳn như ETH chẵng hạn.
Theo như hình đính kèm cho thấy, trước đây các startup muốn gọi vốn thường phải trải qua các vòng như vòng ươm (seed round), vòng sớm (early round) và vòng trể (later round) mới đi tới giai đoạn IPO (initial public offer)- nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng.
Điều này cho thấy, để có thể gọi vốn với các series 1,2,3,4 ở các vòng sau, thì startup lúc này không những đã hình thành ý tưởng, phát triển ý tưởng, tham gia vào thị trường mà còn vượt qua điểm hòa vốn. Có thể nói, mục đích gọi vốn của các vòng sau này chính là để Doanh nghiệp phát triển và chiếm lĩnh thị trường nhằm tạo dựng giá trị của doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc thì mới IPO. Việc IPO chính là nhằm để các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) thu lợi khoản đã đầu tư.
Về hình thức gọi vốn thì dù ở vòng nào đi nữa (trừ khi IPO – gọi vốn trên sàn chứng khoán) thì hầu hết dưới hình thức riêng lẽ (private placement) với các cổ đông chiến lược như các quỹ đầu tư mạo hiễm (VC), rất ít gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding) vì giá trị gọi vốn không cao.
Như vậy rõ ràng việc gọi vốn theo mô hình ICO và IPO rất khác biệt, không những khác nhau về giai đoạn, thời điểm, hình thức mà còn mục đích.
ICO ra đời được xem như là một phép màu giúp cho các startup có thể gọi vốn ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng. Chính việc quá dễ dàng trong việc gọi vốn chỉ với một ý tưởng chưa hình thành và cái bảng gọi là white paper (tạm dịch là bảng cáo bạch) trong một bối cảnh thế giới chưa có một khung pháp lý rõ ràng và một nỗi sợ hãi mang tên FOMO (fear of missing out- tạm dịch sợ bị nhỡ tàu) khi mọi người kiếm tiền rất nhiều và rất dễ dàng đã hình thành nên ngọn gió thổi bùng thành cơn lốc ICO trong khoảng thời gian từ 2017-2018.
Như hình bên dưới cho thấy thống kê trong q3, năm 2018, có đến 76.5% các dự án ICO mới chỉ ở giai đoạn có ý tưởng, 10.22% là đã có MVP (minimum viable product), 5.79% đang ở giai đoạn beta, 4.77% ở giai đoạn alpha, 1.7% ở giai đoạn viết code và 1.37% là mới có sản phẫm đầy đủ.
Như chúng ta đều biết, nhiều báo cáo đã chỉ ra là có đến 90% startup thất bại vì nhiều nguyên do, cho nên các startup gọi vốn bằng ICO cũng chắc khác gì, thậm chí còn tệ hơn khi họ khởi đầu chỉ với một ý tưởng viết trên một hồ sơ giấy gọi là white paper. Kết quả là chỉ sau một thời gian ICO, mặc dù có gọi vốn có tiền, nhưng nhiều dự án rụng như sung khiến phong trào ICO kể từ sau năm 2018 bắt đầu đi xuống. Nhiều dự án thất bại và được gắn cho cái nhãn lừa đảo.
Công bằng mà nói, trong số những dự án thất bại bị gọi là lừa đảo đó, những nhà sáng lập có thể thật sự không là kẻ muốn dùng ICO để lừa tiền, nhưng trên một khía cạnh nào đó, khi nhận tiền thật từ thiên hạ để rồi bán cho họ một cái gọi là tiền quy ước – token, và chỉ sau một thời gian ngắn trong vòng 1 năm, dự án biến mất. Thế thì cho dù về lý do có thể là do cái ý tưởng kia không khả thi về kỷ thuật, về thị trường, về cách triển khai, về quản lý, về đội ngũ nhân sự… thì cũng có thể gọi là đã đi lừa thiên hạ với cái ý tưởng không khả thi. Thêm vào đó, khác với việc IPO với cách gọi vốn theo truyền thống, ICO không chia sẻ quyền quản lý điều hành dự án cho người mua token (trên một góc nhìn nào đó chính là cổ đông) cho dù đó là security token (*) và cũng chưa có nước nào có một khung pháp lý rỏ ràng để hạch toán số tiền kiếm được từ ICO ghi nhận vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Có nơi ghi là doanh thu từ các hợp đồng gọi là SAFT (Simple Agreement for Future Token- hợp đồng mua bán đồng token hình thành trong tương lai), có nơi ghi là doanh thu chưa thực hiện (deferred revenue). Điều này làm cho tính minh bạch của dự án kém. Nên, cho dù số tiền đó có ghi nhận dưới hình thức gì đi nữa thì người bỏ tiền ra mua token của dự án không được xem là nhà đầu tư và không có quyền gì trong việc điều hành dự án. Cái họ nhận được là niềm hy vọng về khả năng tăng giá của cái token đó trong tương lai.
Phải nói, cho dù chỉ có 5% dự án gọi vốn bằng ICO được xem là thành công, nhưng hiệu quả về mặt tài chính của những dự án này rất cao có khi lên đến 1000% ở thời điểm thăng hoa của các đồng tiền mã hóa. Chính điều này kích thích không những startup và cả người chơi tiếp tục bỏ tiền vào các dự án dApp dưới hình thức ICO. Nhưng, giờ đây việc ICO đã không còn là dễ dàng khi người mua đã không bất chấp tất cả mà lao vào, họ bắt đầu cẩn trọng, xem xét đánh giá tính khả thi của dự án và về phía người sáng lập phải chứng tỏ nhiều hơn, chia sẽ nhiều thông tin hơn cái gọi là white paper và cái ý tưởng kia.
Sau đây là một số điểm mà người mua cần nghiên cứu để đánh giá một dự án phát hành token:
• Tính khả thi của dự án. Xem rằng dự án dùng để giải quyết vấn đề gì? Hiện nay có ai làm chưa?
• Đọc và nghiên cứu các chi tiết của báo cáo bạch, xem xét mã nguồn của dự án. Hầu hết các dự án đều là mã nguồn mở. Nếu có hiểu biết về công nghệ sẽ đánh giá được tính khả thi về kỷ thuật.
• Đội ngũ gồm người sáng lập, ban điều hành, triển khai. Uy tín, nền tảng kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ xây dựng dự án đóng góp nhiều cho việc đánh giá dự án thành công hay không.
• Việc tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nếu có nhiều quỹ tham gia, thường họ sẽ đánh giá rất kỷ. Không có ai tham gia, thì xem chừng độ rủi ro rất cao.
• Thông tin trên các phương tiện truyền thông và Cộng đồng như – Reddit, mrdium, BitcoinTalk,… Thông thường trên các trang như vậy, họ đều có thông tin và đánh giá về các dự án sắp và đang phát hành. Các thông tin từ nhiều nguồn sẽ cho chúng ta bức tranh hoàn chỉnh.
• Chính sách về tiền tệ. Đây là các quy định về việc tạo ra đồng coin và cách thức để chống lạm phát như cách thức đốt coin..
• Cách thức là lộ trình phân phối Token. Chúng ta cần xem tổng lượng token phát hành là bao nhiêu? Cố định hay có thể bao nhieu tùy thích? Các nhà sáng lập giử bao nhieu %? Phân phối cho đại chúng bao nhiêu %? Thời gian ra sao….
• Sự tuân thủ các quy định của pháp lý. Xem xét dự án có phù hợp với các quy định của nước sở tại hay không. Thí dụ tại Mỹ phải theo quy định D (regulation D), A CF…
Riêng những ai muốn kiếm tiền với các đồng tiền của những dự án đã ICO xong thì ngoài các điểm nêu trên thì giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization) và số người sử dụng dự án đó cũng là các tiêu chí để đánh giá đồng tiền đó.
Còn những ai muốn startup và muốn gọi vốn dưới hình thức ICO xin chờ trong các bài sau.
Kết
Việc gì cũng có mặt trái và phải, mặt xấu và mặt tốt. ICO giúp cho các startup có thể gọi vốn khi họ khó có thể tiếp cận các kênh gọi vốn truyền thống, cũng như khi họ chưa đủ điều kiện để triển khai ý tưởng đầy đủ. Điều quan trọng là giúp họ thoát khỏi tâm lý e sợ bị các shark chiếm đoạt dự án. Về phía người đầu tư, giúp cho họ có những cơ hội làm giàu với những dự án kỳ lân dễ dàng hơn là đầu tư trên sàn chứng khoán. Nhưng ngược lại, một khi nhận được tiền dễ dàng lại không có nhiều kinh nghiệm về tài chính, không có sự giám sát cũng như hổ trợ từ các nhà đầu tư,… sẻ kiến cho các dự án dễ rơi vào cảnh thất bại do quản lý kém và dĩ nhiên người lãnh đủ là các nhà đầu tư trót dại. Hiểu rõ bản chất sự việc sẽ giúp chúng ta ra quyết định đúng.
(FB Lai Ho)