454 lượt xem

Lạm phát: Đo lường đều vượt xa kỳ vọng


Về lạm phát. Định không note gì nhưng kỳ báo cáo tháng 4 này các đo lường đều vượt xa kỳ vọng (bao gồm base effect) và tạo nên những áp lực (và biến động) nhất định, nên mình note mấy điểm.

Trước số tháng 4 ra, đã thú vị bởi debate của các kinh tế gia về áp lực lạm phát (liệu có tạm thời hay không và mức độ – bởi tăng là đương nhiên, kể cả YoY hay MoM), đặc biệt các tranh luận về cầu và cung cũng như các yếu tố dài hạn khác (công nghệ, nhân khẩu, hành vi…)

Khi số ra, vượt xa kỳ vọng (mức độ), nhưng cách đọc số cũng thú vị,

(i) Ví dụ, dẫn mức độ tăng rocket của energy prices (25%) và used car prices (21%, trong đó có yếu tố new car supply yếu và chips) đóng góp, để có thể “giảm nhẹ” mức độ tăng của chỉ số báo cáo.
Phản ứng thị trường thì có vẻ như đã có một bước nhảy lớn ở phần đầu của đường cong lạm phát – đại diện cho mức độ lớn /tính transitory .

Trong khi chênh lệch YC (nominal) có phản ứng flatter – tức “tiếp nhận” và phản ứng thông tin đang ở cấp độ trực tiếp nhất, đồng thuận và đánh giá ban đầu là do (i), và với tập thông tin gần đây, có lẽ do ở thị trường lao động – chờ đợi tiến triển hơn nữa (cùng với lương).

(ii) Nhưng market-based inflation (của thị trường) trung hạn cho thấy sự vững chắc trong inflation với less transitory.
Giờ có thể chờ “ý” của Fed (ví dụ, các nhận định, hôm qua mình có note mấy ý của bác phó chủ tịch Fed).

Fed sẽ đánh giá thế nào? Một trong những phán đoán có thể xem Bảng theo dõi lạm phát rộng lớn hơn với các đo lường khác nhau ở Fed. (Đo lường “ưa thích” của họ là Core PCE).

Các đo lường lạm phát khác nhau tại hệ thống Fed bổ trợ cho những hạn chế của Core PCE, khi các thay đổi trong thước đo giá PCE cốt lõi không phải lúc nào cũng phản ánh những thay đổi trong lạm phát, điều này giúp vẽ nên một bức tranh rộng lớn hơn về tình trạng thay đổi giá cả và xu hướng lạm phát trong dài hạn.

Nói thêm một chút trong lý do họ sử dụng theo dõi lạm phát rộng lớn hơn (cũng như theo dõi việc làm và thất nghiệp, một cách toàn diện và bao phủ). Bất kỳ thay đổi giá nào, về lý thuyết, đều được cấu thành trong mỗi sự thay đổi giá, ít nhất là hai thành phần. Đầu tiên là thành phần thực (real), phản ánh những thay đổi trong cung và cầu đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể so với những hàng hóa hoặc dịch vụ khác trong giỏ thị trường của người tiêu dùng. Thành phần thứ hai là thành phần danh nghĩa (nominal), phản ánh cung tiền (hoặc lập trường của CSTT) so với những gì cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Thành phần thứ hai chính là thành phần cố gắng được đo lường – thành phần lạm phát – dựa trên các phương pháp đo lường lạm phát cơ sở (underlying), cố gắng loại bỏ các tác động nhất thời (transitory effects) và nhiễu khỏi dữ liệu giá cả.

Xem bảng theo dõi lạm phát rộng lớn hơn với các đo lường khác nhau bên dưới, chúng ta thấy vì sao Fed vẫn “bình chân” (hay ít nhất cũng với tỷ lệ đồng thuận cao hơn giữa các Fed thành viên) với những nhận định về triển vọng cũng như định hướng chính sách?

(Theo Fb Tran Quang Nghia)

Vote sao
Thẻ tìm kiếm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *