Gần đây giá Bitcoin trong một thời gian ngắn từ 20K trong tháng đả tăng vọt lên qua ngưỡng 50K khiến nhiều người tiếc nuối vì đã bỏ qua cơ hội kiếm tiền. Sở dỉ như vậy vì không ít người trong số chúng ta không hiểu được Bitcoin (BTC) nói riêng và crypto currency nói chung là gì, trong khi đó lại có không ít thông tin về nhiều trường hợp bị tán gia bại sản vì nghe theo các nhóm đa cấp đầu tư vào các đồng tiền ảo như one coin… Vì thế hiểu rỏ tường tận bản chất của sự việc sẻ giúp chúng ta ra quyết định phù hợp cho tình huống của mình mà không bị người khác tác động.
Vậy chính xác bitcoin và các đồng tiền được gọi là tiền mã hóa (crypto currency) là gì?
Để hiểu được điều này, có lẻ phải bắt đầu câu chuyện của cái gọi là block chain.
Người ta cho rằng block chain được ra đời là biểu hiện sự phản kháng của một tầng lớp trẻ, có tri thức và ưa chuộng công nghệ trước những gì mà họ cho là bất công. Tầng lớp này cho rằng xã hội ngày nay đang bị các nhóm được gọi là nhóm lợi ích khống chế mọi thứ. Cho dù đó là tiền, tài sản như bất động sản hay chứng khoáng, xe cộ..v.v.. và dù cho rằng đó là sở hữu thuộc một cá nhân, nhưng khi họ muốn chuyển giao cho người khác dù dưới hình thức nào như cho , tặng, trao đổi, thanh toán,v.v…đều phải được một bên thứ ba là người có quyền quản lý chấp thuận và trả phí. Điều này theo họ thật là phi lý vì thật ra họ đâu cần bên thứ ba này. Vừa bị lệ thuộc, mất tiền phí và thời gian. Nhưng quan trọng nhất là những rủi ro tiềm ẩn với một cơ chế như vậy. Để hiểu rỏ, Chúng ta hãy thử hình dung, tình huống thứ nhất liên quan về số tiền của chúng ta gửi trong ngân hàng. Tiền của chúng ta là có thật. Nhưng nó chỉ là một con số được ghi trong một con số khác gọi là tài khoản. Khi chúng ta muốn chuyển tiền cho người khác hoặc thậm chí rút tiền cho chúng ta để chi dùng, chúng ta phải được ngân hàng phê duyệt, chờ đợi và phải trả phí cho ngân hàng. Ngân hàng giải thích là họ làm điều này nhằm bảo đảm việc giử tiền và chuyển tiền cho chúng ta và như vậy việc thu phí là sòng phẳng. Nhưng, điều gì sẻ xảy ra, nếu cơ sở dử liệu của ngân hàng nói rằng chúng ta không có tiền? Trong thực tế điều này đã xảy ra. Tất nhiên, khi đó chúng ta sẽ kiện và tìm mọi bằng chứng để chứng minh về số tiền vốn là của chúng ta. Nhưng dĩ nhiên ngân hàng họ củng có cái bằng chứng còn mạnh hơn chúng ta là cơ sở dữ liệu của họ , thứ đã được pháp luật công nhận. Tương tự, với mớ cổ phiếu mà bạn đã đầu tư vào chứng khoán, thí dụ đó là cổ phiếu của ngân hàng XYZ. Cái bạn có chỉ là một con số cổ phần của nhà bank XYZ được lưu ký tại trung tâm chứng khoán dưới con số được gọi là tài khoản chứng khoán của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu số liệu của trung tâm lưu ký bị hack hoặc bị thiên tai như động dất, hỏa hoạn, chiến tranh… làm hư hỏng không thể phục hồi? Trong trường hợp này, ắt là Bạn sẽ rất khó khăn để đòi lại cái thật sự của mình. Và ngay cả trong tình huống thứ hai liên quan đến căn nhà của bạn. Bạn có một căn nhà và bạn muốn bán. Dỉ nhiên, bạn sẻ cầm tờ giấy gọi là chủ quyền nhà để đi công chứng cho hợp đồng mua bán. Nhưng, tại VP CC, họ nói rằng trong cơ sở dữ liệu, căn nhà mà bạn muốn bán không thuộc chủ quyền của bạn. Điều này đồng nghĩa với tờ giấy của bạn có là giả? Vậy đó, tiền, tài sản là của bạn, nhưng lại bị một bên thứ ba khác quản lý và bên thứ ba này lại có quyền để chứng thực, phê duyệt và yêu cầu bạn trả tiền cho những giao dịch mà bạn muốn thực hiện. Thật sự bạn có cần họ không? Đúng ra chẳng ai muốn tài sản của mình lại bị người khác quản lý và để rồi có quyền phê duyệt, đòi phí, gây tốn thời gian nhưng lại không đảm bảo an toàn khi có những rủi ro xãy ra.
Khởi nguồn được cho là vậy, tầng lớp trẻ, ưa chuộng công nghệ, muốn thoát ly khỏi cái cơ chế đã hình thành bao đời nay và áp đặt cho họ. Từ đó họ muốn thoát ra bằng cách cho ra đời một mô hình họ gọi là block chain. Với mô hình này, sẻ không cần bên thứ ba, sẽ không cần phí, không tốn thời gian.. nhưng trên hết là an toàn.
Vậy thật sự block chain là gì?
Block chain chính là một thuật toán được xây dựng và giới thiệu bởi một nhân vật ẩn danh huyền thoại với tên gọi là Satoshi Nakamoto giới thiệu vào năm 2008. Block chain có những đặc điểm sau: Đầu tiên là dữ liệu phải được mã hóa để được an toàn. Tiếp đến, để mọi người có thể tự giao dịch với nhau mà không cần đến bên thứ ba theo kiểu mạng hàng ngang (Peer to peer) thì dữ liệu sẻ không lưu trử tập trung mà phân tán. Mọi người tham gia trong mạng lưới đều có một bản sao dữ liệu như nhau. Điều này cộng thêm cái nguyên tắc gọi là nhất trí (consensus)- nghĩa là mọi sự thay đổi của dữ liệu phải được ít nhất 51% thành viên của mạng nhất trí, và cái gọi là proof of work (PoW) khi thay đổi dữ liệu đã còn giúp cho việc chống hack gần như tuyệt đối. Ngoài ra, với chất lượng mạng internet như hiện nay, thì các giao dịch trên mạng hàng ngang có thể coi gần như là tức thời.
Để dễ hiểu, ta xem thí dụ có bốn người A, B, C, D. Ông A có $10. Thay vì dữ liệu của Ông A có $10 được lưu trong nhà bank, nó sẽ được lưu trong một khối gọi là khối khởi thủy (genesis block). Trong khối này có 4 thứ. Thứ nhất là tên gọi của khối được tạo ra bằng một hàm gọi là hàm băm (hash) và tương tự như vân tay, hash là duy nhất không trùng lập. Thứ hai là dử liệu đã mã hóa của nội dung, thí dụ:” Ông A có $10”. Thứ 3 là dấu thời gian ghi thời gian hình thành khối với độ chính xác lên đến 1/1000 giây. Thứ tư là số hash nối tiếp theo khi block này có giao dịch.
Thí dụ, lúc này Ông A muốn thanh toán cho Bà B $6. Một khối thứ 2 sẽ hình thành và củng có tên là một hash mới bảo đảm không trùng lặp, có nội dung được mã hóa thí dụ:” Ông A thanh toán $6”. Có thời gian được tạo và hash của khối trước đó tức là khối nguyên thủy của Ông A. Toàn bộ các dữ liệu này được phân tán trên mạng và ai xem cũng được. Ông D sau khi xem xét dữ liệu, thấy đúng và chứng nhận cho giao dịch này. Và thế là hai khối này được liên kết với nhau hình thành sợi xích. Vì thế được gọi là blockchain. Nghĩa là các khối liên kết với nhau.
Rồi nếu lúc này Bà B, muốn cho Cô C $2, thì củng như thế, một block thứ ba tạo ra. Block này có hash mới không trùng lặp, có nội dung cho biết Bà B cho cô C $2 và hash của khối thứ 2 là khối trước đó. Ông D, thấy điều này và xem xét thấy đúng nên xác nhận và thế là ta có 3 khối nối vào nhau.
Điều gì sẻ xảy ra nếu, Bà B muốn cho Cô C $7? Ông D sẽ không xác nhận vì theo dữ liệu Bà B không đủ tiền. Và giao dịch không thành.
Nhưng nếu Bà B móc ngoặc yêu cầu Ông D cứ chứng nhận thì sao? Ông D sẽ phải sửa nội dung không những của khối 2 mà còn cả khối 1 để cho khớp. Nhưng, khi một khối sửa đổi nội dung bên trong, thì hash của khối thay đổi. Điều này có nghĩa cơ sở dử liệu bị thay đổi và vì ai củng có một cuốn sổ cái với dữ liệu như nhau, nên mọi người thấy ngay là việc này sai. Kết quả là không đồng thuận. Thế là việc gian lận không thành.
Tất nhiên, để khuyến khích cho Ông D hàng ngày bỏ công ra xác nhận để các khối liên kết với nhau. Hệ thống thưởng cho Ông D cái gọi là bitcoin, và Ông D thực hiện công việc được gọi là đào coin. (Chúng ta sẽ tìm hiểu việc đào ra sao ở các stt khác.)
Trên nguyên lý vận hành này, không chỉ tiền mà mọi thứ tài sản đều có thể giao dịch mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào khác và rất an toàn. Để hack và khống chế hệ thống này rất khó, gần như bất khả thi.
Ngay khi ra đời, ý tưởng này của block chain gọi là thế hệ 1.0, đã kích thích rất nhiều người. Từ đó cho ra đời blockchain thế hệ 2.0 với nhiều ứng dụng được gọi là smart contract . Tiếp đến blockchain thế hệ 3.0 với nhiều ứng dụng trong quản lý. Như vậy, cần phải hiểu blockchain là thuật toán và bitcoin chỉ là một trong những ứng dụng của nó. Từ đó ra đời khái niệm cryptocurreency (CC). Tiền mã hóa. Tất nhiên, về lý thuyết thì blockchain và bitcoin là tuyệt vời nhưng bởi vì nó đụng chạm tới quyền lợi không chỉ của các các nhóm quyền lực mà còn của các nhà nước cho nên bị cấm ở tất cả các cửa là điều tất nhiên.
Giờ quay trở lại Bitcoin. Có thể nói Bitcoin là đồng tiền mã hóa huyền thoại vì thế người ta phân biệt Bitcoin và Altcoins. Altcoin là tên gọi chung cho tất cả các đồng tiền mã hóa khác ngoài Bitcoin như Ethereum, Ripple…Hiện nay Altcoins chiếm 34% thị trường giao dịch.
Người ta còn phân loại các đồng CC như các:
1- các loại đồng phải đào mới có (mining-based CC) như BTC, ETH,… hoặc
2- các đồng có giá trị được gắn cố định vào các đồng tiền khác như USD, EURO, vàng gọi là các đồng ổn định (stable-coin).
3- Các đồng được các dự án phát hành gọi là token- đồng tiền quy ước. Các đồng này có hai loại, loại gọi là đồng phát hành như cổ phiếu (security token), hay đồng của các dự án dịch vụ gọi là utility token.
Như vậy, có thể thấy, có loại muốn có phải đào hoặc mua lại. Có loại không thể đào như token, được phát hành trên cơ sở một đồng khác, đa phần là đồng ETH và muốn có phải mua như một dạng đầu tư khi dự án ICO (initial coin offer) ra công chúng. Tôi sẽ nói rỏ thêm ở các stt khác.
Các đồng dạng mining-based là những đồng phải có cấu trúc thuật toán blockchain và phải có proof of work (như đã nói ở trên). Đào dĩ nhiên có được là free. Nhưng phải đầu tư máy đào một là có cái gọi là card màn hình ( GPU- graphic processing unit) hay ASIC ( application – specific intergrated circuit). Ngoài tiền đầu tư máy đào, thì tiền điện là chí phí quan trọng nhất. Có khi lỗ do giá rớt quá thấp. Nhưng hiện giờ thì rất tốt.
Tôi sẽ có stt khác nói về ICO, ITO để mọi người chúng ta hiểu rỏ hơn.
(Fb Lai Ho)