440 lượt xem

Phân tích tác động của quỹ tiền lương


Như những phần trước đã đề cập, Doanh số là chỉ số quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó phản ảnh sự sinh tồn và tăng trưởng của doanh nghiệp. Khi phân tích kết cấu và sự biến động của doanh số qua các năm, điều này sẽ cho chúng ta biết là doanh nghiệp có đang phát triển hay không thông qua sự phát triển của doanh số.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn chính là hiểu biết về chất lượng của doanh số. Mà chất lượng của doanh số thường được đánh giá thông qua lải gộp. Thí dụ, trong kỳ doanh số tăng trưởng 20%, nhưng lải gộp chỉ tăng 15%. Điều này cho thấy chất lượng doanh số sút giảm. Ngay cả lải gộp có tăng 22%, chỉ chứng tỏ là doanh số đang tiến triển tốt. Nhưng như thế chưa đủ. Để tìm hiểu lý do tại sao, chúng ta đã phải phân tích các thành phần của giá vốn hàng bán (COGS) bởi vì lải gộp = doanh số – giá vốn hàng bán.

Trong các phần trước chúng ta đã phân tích về chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích đến chi phí lao động (quỷ tiền lương) nằm trong COGS.

Như các thí dụ trước, mọi chính sách và quyết định của Doanh nghiệp như thay đổi nguyên vật liệu, thay đổi nhà cung cấp…đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của doanh số. Kỳ này, chúng ta củng giả dụ, Doanh nghiệp XYZ, đã thay đổi chính sách về lao động. Họ dùng lao động có tay nghề cao hơn có năng suất lao động cao hơn và dĩ nhiên tiền lương cũng phải cao hơn. Vậy, chúng ta cùng hiểu ra sao.

Theo bảng dưới đây, lúc đầu DN XYZ dự định sẻ dùng 20 lao động với mức lương bình quân 5.000.000/ người để tạo ra giá trị hàng hóa 10 tỷ. Tuy nhiên trong thực tế, DN thay đổi chính sách, dùng 22 lao động có tay nghề cao hơn với mức lương bình quân cao hơn 6.000.000. Chính vì thế trong kỳ dù tạo ra sản lượng hàng hóa 11,88 tỷ, tương ứng tăng trưởng 18,8%. Nhưng quỹ lương lại tăng 32%. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu như sau:

Quỹ tiền lương = số lao động bình quân x tiền lương bình quân (1)
Mà Năng suất lao động bình quân là tỷ lệ giửa sản lượng làm ra và số lao động bình quân.
NSLD BQ = sản lượng / số lao động BQ
Từ đó suy ra số lao động bình quân = sản lượng / NSLD BQ.
Thay vào công thức (1) ta có:
Quỹ tiền lương = sản lượng x (1/ NSLD BQ) x tiền lương bình quân. (2)
Mục đích của việc này nhằm đưa sản lượng vào công thức để đánh giá tác động của nó với quỷ tiền lương.
Như vậy, với công thức (2), quỷ tiền lương bị tác động bởi 3 nhân tố, sản lượng, năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân. Và cũng dùng phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có:
Thay thế lần 1 để đánh giá tác động của sản lượng:
∆Q1 = (11.880.000.000-10.000.000.000) x (1/500.000.000) x 5.000.000 = 18.800.000.
Thay thế lần 2 để đánh giá tác động của NSLD BQ:
∆Q2 = 1.880.000.000 x (1/540.000.000 – 1/500.000.000) x 5.000.000 = – 8.800.000.
Thay thế lần 3 để đánh giá tác động của tiền lương bình quân:
∆Q3 = 11.880.000.000 x (1/540.000.000) x (6.000.000-5.000.000) = 22.000.000.

Như vậy quỷ tiền lương tăng 32.000.000, trong đó do sản lượng tác động làm tăng 18,8%. Nhưng do năng suất lao động cao nên làm giảm 8.800.000. Nhưng do tiền lương bình quân cao làm tăng 22.000.000.

Kết luận, chính sách dùng lao động có tay nghề cao dẫn đến năng suất lao động tăng là chính sách đúng. Nhưng tiền lương cần điều chỉnh xuống còn 5.400.000/ người mới hợp lý. Vì lúc này quỹ tiền lương củng chỉ tăng 18.8% như sản lượng

(Fb Lai Ho)

4/5 - (1 bình chọn)
Thẻ tìm kiếm: