Các nhà phân tích cơ bản sử dụng một loạt các dữ liệu có sẵn bao gồm các báo cáo thu nhập của công ty, các sự kiện địa chính trị, chính sách của ngân hàng trung ương, các yếu tố môi trường… để giúp họ tìm kiếm manh mối về xu hướng thị trường trong tương lai.
Những manh mối như vậy thường có thể được tìm thấy trong dữ liệu kinh tế vĩ mô, đó là lý do tại sao khi dữ liệu kinh tế quan trọng được phát hành thì các nhà giao dịch cơ bản lại rất quan tâm. Các nhà giao dịch có xu hướng tập trung vào các thông tin kinh tế vĩ mô có khả năng ảnh hưởng đến biến động thị trường.
Dưới đây là một số ví dụ về phát hành dữ liệu kinh tế vĩ mô và lý do tại sao chúng có thể có tác động đến thị trường tài chính:
– Lạm phát – Lạm phát là tốc độ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Các ngân hàng trung ương cố gắng hạn chế lạm phát và tránh giảm phát, để giữ cho nền kinh tế quốc gia hoạt động ổn định. Họ làm điều này bằng cách tăng lãi suất. Ví dụ, khi các ngân hàng trung ương tuyên bố tăng lãi suất, điều này có thể dẫn đến sự tăng giá của đồng tiền tương ứng.
– Tỉ lệ thất nghiệp – Dữ liệu từ các thị trường lao động, chẳng hạn như bảng tin phi nông nghiệp (Non-farm) của Hoa Kỳ, ảnh hưởng mạnh đến thị trường tài chính. Báo cáo việc làm được công bố vào thứ Sáu đầu tiên hàng tháng và thể hiện tổng số lao động của Mỹ được trả lương. Khi dữ liệu này được phát hàng thì thị trường biến động liên tục, vì tầm quan trọng của nó trong việc xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Ví dụ, nếu bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn cùng kỳ tháng trước, thì đây là một dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế đang phát triển. Nếu sự gia tăng trong bảng lương phi nông nghiệp lớn, có thể chỉ ra rằng lạm phát có thể được tăng lên. Nếu bảng lương thấp hơn mong đợi, các nhà giao dịch ngoại hối có khả năng bán USD với dự đoán đồng tiền đang suy yếu. Nếu nó vượt quá kỳ vọng, giá trị của đồng đô la Mỹ có thể tăng lên.
– GDP – Tổng sản phẩm quốc nội là thước đo của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một giai đoạn cụ thể. Các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư nhìn vào tăng trưởng GDP để xem nền kinh tế có mạnh hơn không. Khi nền kinh tế tăng lên, các công ty tạo ra lợi nhuận cao hơn và mọi người kiếm được nhiều tiền hơn, điều này có khả năng dẫn đến thị trường chứng khoán tăng và tiền tệ tăng trưởng mạnh.
Việc thông báo tin kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường tài chính và mức độ biến động sẽ tùy thuộc vào sự kỳ vọng của thị trường. Nói chung, sự khác biệt càng lớn giữa kỳ vọng và thực tế, mức độ phản ứng sẽ càng lớn. Nếu thị trường mong đợi ngân hàng trung ương tăng lãi suất và ngân hàng làm như vậy, thì phản ứng này có thể được dự đoán trước nên mức độ biến động không quá mạnh. Tuy nhiên, khi thông tin được công bố khiến thị trường bất ngờ, khi đó sự biến động lớn sẽ xảy ra.
(Fb Healer UG)