Phân tích cơ bản là một phương pháp phân tích thị trường tài chính nhằm dự báo xu hướng giá. Phân tích cơ bản tập trung vào tình hình hiện tại của nền kinh tế, và nghiên cứu nhiều vấn đề như lãi suất, việc làm, lạm phát, GDP, thương mại quốc tế, sản xuất chế tạo,… cũng như tác động của chúng lên đồng nội tệ.
Lý thuyết tiền đề của phân tích cơ bản trong thị trường tiền tệ, cũng như các thị trường tài chính khác là giá của một tài sản có thể khác với giá trị thực của nó. Vì lý do này, nhiều thị trường tài chính đôi khi vẫn định giá sai tài sản, định giá quá cao hoặc định giá quá thấp trong một khoảng thời gian ngắn. Các nhà phân tích cơ bản cho rằng mặc dù bị định giá sai trong một khoảng thời gian ngắn, tài sản sẽ dần dần trở về đúng với mức giá thực của nó. Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định giá trị thực của tài sản để so sánh nó với mức giá hiện tại và tìm cơ hội đầu tư tiềm năng. Đây chính là điểm khác biệt chính giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trong khi các nhà phân tích kỹ thuật thường chỉ quan tâm đến mức giá hiện tại, các nhà phân tích cơ bản tìm kiếm mọi thứ nhưng không phải mức giá hiện tại. Tuy rằng phân tích cơ bản không phải công cụ phân tích tốt nhất dành cho trader đầu tư ngắn hạn trong thị trường giao dịch hàng ngày, nhưng nó là một yếu tố quan trọng trong giao dịch giúp trader dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong tương lai dài.
Lãi suất, lạm phát và GDP là 3 chỉ số kinh tế quan trọng thường được sử dụng trong phân tích cơ bản(cụ thể tác động rõ thấy ở thị trường ngoại hối). Chúng có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia so với các chỉ số khác như chỉ số bán lẻ, dòng vốn, cán cân thương mại cũng như giá trái phiếu và nhiều yếu tố vĩ mô hay địa chính trị khác. Ngoài ra, các chỉ số kinh tế không chỉ được so sánh với nhau mà còn được phối hợp, liên kết với nhau.
Mỗi thị trường tài chính khác nhau đều có những đặc thù khác nhau, nên mức độ tác động của yếu tố phân tích cơ bản sẽ không giống nhau.
Nhưng suy xét cho cùng, phân tích cơ bản – phân tích các yếu tố của kinh tế vi mô vĩ mô giúp chúng ta có cái nhìn rộng trong thị trường tài chính nói chung. Để nhìn nhận được dòng tiền đổ về đâu, và thị trường nào đang sôi động. Minh chứng cho năm 2020, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán, crypto, khi kinh doanh truyền thống gần như bị đình trệ bởi dịch bệnh, một lượng lớn các nhà đầu tư mới tìm tới các kênh đầu tư rủi ro này. Với thị trường crypto, có lẻ cách tiếp cận dễ dàng hơn bởi truyền thông, bởi lòng tham, sự fomo,.. các yếu tố tạo nên vốn hoá của thị trường tăng ==> giá cả tăng. Với tâm lí hành vi đám đông nói chung có thể nghĩ FX với độ rủi ro cao(sợ cháy tk), BĐS không đủ vốn để đầu tư, Coin có lẻ là một lựa chọn để bắt đầu với số vốn nhỏ nhưng lại đặt niềm tin xxx tài khoản, và kì vọng cực cao.
Các yếu tố thông tin cơ bản tác động nhiều hơn ở thị trường ngoại hối, chứng khoán, Bđs, so với thị trường crypto mới nổi.
Và như có nhắc ở trên, mỗi thị trường có mỗi đặc thù riêng, ở thị trường coin có thể bị tác động bởi các yếu tố: Dòng tiền, Đội ngũ, Tầm nhìn dự án, Cộng đồng của dự án, Các thuật toán đồng thuận (PoS, PoW,..), Các dạng blockchain (public, private,…), Xu hướng công nghệ (ICO, IEO, Defi, DEX, …), Tin tức, Roadmap dự án, Các Kols, Influencers, đội nhóm trong thị trường, Các thế lực ảnh hưởng (cá mập, pool lớn, ví lâu đời,…)
Ở thị trường ngoại hối tác động bởi các dữ liệu kinh tế vĩ mô: Các chính sách tiền tệ(nới lỏng, thắt chặt, tăng/giảm lãi suất), Lạm phát, Tỉ lệ thất nghiệp, Bản tin NF, GDP, PPI(chỉ số giá cả sản xuất), CPI(chỉ số giá tiêu dùng),…
Hơi dài dòng rồi, bài sau sẽ nói về những yếu tố cần nắm trước khi bước vào thị trường Crypto, sau đó là Forex…
(Fb Healer UG)