Có một FX Trader xịn sò đã trade cho quỹ triệu đô và cho các ngân hàng top thế giới, trong một quyển sách của mình, có viết đại khái “Trading là nghệ thuật, không phải khoa học. Nếu gọi nó là khoa học thì chắc là khoa học của sự bất định”.
Người ta hay nói về ngày xưa với tư duy là “hồi xưa cái gì cũng tốt”. như một sự tiếc nuối hoặc đề cao quá khứ, hoặc chán ghét và bi quan với thực tại. Đối với trading, đúng thật là mấy thứ tốt đẹp, nền tảng nó thường đến từ … ngày xưa.
- Mô hình nến Nhật đến từ thế kỷ 18
- Lý thuyết Dow từ đầu thế kỷ 20
- Mô hình biểu đồ cũng đầu thế kỷ 20
- Phương pháp Wyckoff cũng đầu thế kỷ 20
- Ichimoku tầm giữa thế kỷ 20
- Elliott có tuổi đời cũng không ít.
- Các indicator xịn sò như MACD, Stochastic, RSI bèo bèo là vài mươi năm tuổi
Bây giờ, với sự phát triển về công nghệ, trader nhỏ lẻ đã trở nên … làm biếng hơn. Từ chart cho đến indicator, đến mũi tên xanh đỏ cũng do máy tính làm hết. Trader chỉ có mỗi việc duy nhất là nạp tiền và thắp nhang.
Việc không tương tác nhiều với ở góc độ vẽ tay như các cụ ngày xưa khiến chúng ta khó thấy được các quy luật, các mẫu hình của giá, của thị trường. Giá là yếu tố quan trọng bậc nhất trên thị trường dành cho dân trader. Mất cảm giác về nó thì đúng là đại họa.
Anh em nào hay đọc sách của mấy cụ trader vài chục năm trước sẽ nghe kể chuyện vẽ giá và thậm chí là indicator bằng tay, vậy nên nhiều cụ mới trở thành huyền thoại.
Có vẻ như bài học rút ra ở đây là nếu anh em trader nào muốn đi vào sử sách của giới trading, muốn khám phá ra cái lọ cái chai, lý thuyết để đời thì chắc phải quay về tình trạng “quay ta.y” để cảm nhận được vẻ đẹp của market, của giá. Chúc anh em thiện lành có một cuối tuần an lành cùng gia đình và người thân yêu.
(Fb Dương Nguyễn Huy)