Theo một tài liệu nghiện cứu về khởi nghiệp gần đây cho thấy, tỷ lệ thất bại là trên 90%. Thực tế này không chỉ riêng gì ở các nước kém phát triển mà ngay cả tại các nước phát triển như Mỹ chẳng hạn củng như vậy. Nguyên nhân dẩn đến tình trạng này thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất khiến các khởi nghiệp gia bị thất bại hầu hết là do thiếu cái gọi là “tinh thần doanh chủ” ( tôi tạm dịch từ chử Entrepreneurship).
Đúng vậy, mọi việc kinh doanh đều phải bắt đầu từ ý tưởng vì chẳng ai khởi nghiệp hoặc kinh doanh mà không có ý tưởng gì hết. Ở đây, chúng ta sẽ không đề cập đến các trường hợp khởi nghiệp với các ý tưởng tồi hoặc không hiện thực vì rỏ ràng là những trường hợp này không sớm thì muộn củng sẻ thất bại. Nhưng qua thực tế thì ngay cả những ý tưởng được đánh giá cao về tình khả thi hoặc có hiệu quả vẫn bị thất bại. Điều này cho thấy ý tưởng là quan trọng, nhưng không phải là cái quan trọng nhất. Vấn đề mấu chốt là ở chổ làm sao có thể triển khai để biến các ý tưởng đó thành hiện thực và mang lại hiệu quả. Điều này nằm ở con người, ở chính các khởi nghiệp gia. Và phần lớn họ đều là dân ngoại đạo với các kiến thức quản trị và kinh doanh. Nhất là ở các lĩnh vực quan trọng như tài chính, sale, marketing, nhân sự….
Vì thế tại các quốc gia khởi nghiệp như Việt Nam, đả mọc lên rất nhiều nơi đào tạo về các kiến thức này hoặc chí ít dưới dạng các buổi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệp của các nhóm Xã hội . Nhưng theo phản ánh từ một số học viên thì có vài trường hợp, họ càng học càng rối, càng sợ và có người sau khi học xong vội vàng từ bỏ luôn dự án khởi nghiệp của mình. Tôi nói lên điều này không có ý ám chỉ là những nơi đào tạo như vậy là vô ích hoặc không có giá trị. Điển hình là tôi củng tham gia đi dạy và chia sẻ rất nhiều. Tôi đánh giá rất cao việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho cộng đồng vì điều này sẻ làm giảm tỷ lệ thất bại. Ngay cả việc dẹp luôn mơ ước của mình sau khi học củng là một điều tốt. Điều tôi muốn nói ở đây nằm ở khía cạnh khác-Tinh thần doanh chủ ( entrepreneurship), điều mà hầu như chưa ai dạy, nhưng lại rất quan trọng cho việc thành công.
Trong quá khứ, tôi từng gặp các trường hợp trong đó người startup là các bạn có trình độ MBA hoặc PhD, và họ củng đả từng là những nhà quản lý thành công. Những gì họ đả làm là hợp lý, đúng bài bản nhưng chỉ không thành công. Tại sao? Có nhiều người cho rằng đây chỉ là những trường hợp không gặp may, không gặp thời. Củng có lý, vì thuộc về tâm linh thì khó tranh cải. Nhưng Tôi chỉ muốn nêu ra ở đây một khía cạnh khác mà đả đề cập ở trên: entrepreneurship. Vậy thì nó là cái gì?
Chử entrepreneurship trong tiếng anh, bắt nguồn từ chử entrepreneur ( tạm dịch là Doanh chủ). Mà chử này lại vay mượn từ tiếng Pháp từ thế kỷ 17 với ngữ cảnh mang ý nghỉa như là “undertaker” ( tạm dịch là người chịu trách nhiệm làm một cái gì đó – in the sense of one who undertakes to do something) và dần dà, nhiều học giả sử dụng và gán thêm cho nó cái nghỉa về quản trị và kinh doanh.( Các bạn có thể tham khảo thêm tại các nguồn trên internet để hiểu rỏ thêm.) Và như thê tôi xin tạm dịch chử entrepreneurship là tinh thần doanh chủ.
Vậy thì điều này tại sao quan trọng cho việc thành bại với một startup?
Một người có tinh thần doanh chủ sẻ khác với một người đơn thuần đi triển khai ý tưởng kinh doanh. Khi triển khai ý tưởng, nếu bạn chỉ là một nhà quản lý với các kiến thức và kinh nghiệm từng có bạn sẻ ra quyết định khác với một người suy nghỉ như một Doanh chủ. Trong quá khứ của tôi, có những trường hợp kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao khi tôi ở vai trò của nhà quản lý nhưng khi tôi tự vấn mình ở vai trò Doanh chủ thì sao? Trong thâm tâm tôi có một câu trả lời khác. Và điều này càng rỏ khi tôi làm tại các quỷ đầu tư. Chúng tôi có thể ra những quyết định táo bạo với những khoản đầu tư được đánh giá theo lý thuyết với tỷ lệ thành công gần như 100% nhưng đó là OPM ( other people money). Tôi nghĩ, các nhà quản lý của các dự án nhà nước thua lỗ ngàn tỷ củng vậy. Nếu đó là tiền của họ hay của cổ đông góp cho họ và họ có trách nhiệm ( undertake) với phần vốn đó thì chắc sẻ khác với OPM.
Chính vì thế, tại Mỹ ngoài môn Tài chinh Công ty ( corporate finance) còn có môn Tài chính Doanh chủ (Entrepreneur Finance). Nhìn chung thì hai môn này có những điểm giống nhau nhưng cách nhìn khác nhau nên khi ra quyết định củng khác nhau. Tôi lấy thí dụ, nếu bạn là nhà quản lý (CEO, CFO) khi bạn ra các quyết định đầu tư như mua sắm tài sản.. ( phần phía trái của bản cân đối) thì có lẻ bạn chỉ đơn thuần dựa trên các chỉ số như ROI- return on investment ( lợi nhuận trên suất đầu tư) củng một số các chỉ số khác ..và so sánh với các cơ hội thị trường… để ra quyết định. Nhưng nếu là doanh chủ, thì như thế chưa đủ, bạn còn phải cân nhắc đến phần bên phải của bảng cân đối . Nghĩa là bạn cần tính đến, việc đầu tư đó lấy tiền từ đâu? Góp thêm vốn? tự bỏ ra hay gọi thêm cổ đông? Như vậy cần gọi thêm ai? Bao nhiêu? Hay đi vay cho khỏe? … Có lẽ, lúc này bạn đã tương đối hình dung ra sự khác biệt về đối tượng của hai môn này. Một bên dành cho nhà quản lý, một bên dành cho các doanh chủ. Tôi sẻ cố gắng đề cập sâu hơn về môn Tài chính Doanh chủ (Entrepreneur Finance) ở các stt khác vì nó liên quan nhiều đến những việc như chuẩn bị tài chính ban đầu như thế nào, làm sao gọi vốn, phân chia cổ phân ra sao, chia cổ tức thế nào, phát hành cổ phiếu, đinh giá và chào bán Công ty…
Quay trở lại cái gọi là entrepreneurship. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu sâu nào về nó. Nhưng người ta đả nhận ra sự khác biệt và vai trò của nó trong việc thành công và thất bại của dự án. Nếu không có tinh thần Doanh chủ, bạn chỉ là người làm thuê cho chính mình. Nhưng người có tinh thần Doanh chủ, thì bạn phải cân nhắc nhiều phía, nhiều vấn đề hơn để ra các quyết định. Mà trong đó điều đầu tiên là trả lời cho câu hỏi : « tại sao bạn phải thực hiện startup này? » Đây củng là câu hỏi đầu tiên mà tôi thường hỏi khi tư vấn cho các startup. Nhiều người đả từ bỏ dự án vì cốt lỏi của câu trả lời đưa đến một viển cảnh không sáng sủa.
(Fb Lai Ho)