Do nhiều người đang tham gia vào “thế giới hoang dã” Blockchain/Crypto ngày càng nhiều và chưa có nhiều nghiên cứu và trải nghiệm, vì vậy dễ bị “hiểu nhầm” và “mù mờ” với các kiểu “Fomo/Fud” nên mình viết bài này giúp mọi người hiểu hơn một chút và tránh các hiểu sai dẫn đến quyết định sai về đầu tư hay làm các dự án Blockchain/Crypto!
1. Lịch sử phát triển và các làn sóng đầu tư
Thị trường Crypto đã đi qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn sơ khai từ 2009-2015 khi Bitcoin ra đời và bắt đầu hoàn thiện, giai đoạn từ 2015-2017 khi ETH ra đời với cuộc cách mạng SmartContract, giai đoạn 2017-2019 với làn sóng ICO và đổ vỡ rồi ngủ đông. Giai đoạn 2020-2021 với sự hoàn thiện về các công nghệ và hệ sinh thái mới liên quan Defi, GaneFi và NFT. Giai đoạn tiếp theo sẽ là từ 2022-2025 với Metaverse.
2. Bài học từ làn sóng ICO 2017-2018
Khi SmartContract ra đời đã kéo theo làn sóng ICO 2017-2018 với việc hàng nghìn dự án ICO ra đời với khẩu hiệu: XX is Money, nhà nhà người người làm ICO với một Format là Token hoá các ý tưởng và mô hình kinh doanh truyền thống. Ngoại trừ các dự án phục vụ hệ sinh thái Blockchain/Crypto còn tồn tại, còn lại đều thất bại và đóng cửa, bao gồm cả tây, tàu và ta, làm ở Việt Nam hay nước ngoài. Các cái tên điển hình như:
1. LINA NETWORK của người Việt nước ngoài:
https://coinmarketcap.com/vi/currencies/lina/
2. Omi Labs: Kambria của nhóm du học sinh Mỹ
https://coinmarketcap.com/vi/currencies/kambria/
3. Midas Protocol của nhóm du học sinh Singapore https://coinmarketcap.com/currencies/midasprotocol/
4. Máy Bán Hàng với dự án Dropfoods
https://www.coingecko.com/vi/ty_gia/dropcoin
Duy nhất 2 dự án ICO VN còn hoạt động là Tomochain và KyberNetwork.
1. TonoChain đã chuyển đổi thành công từ Business truyền thống App hỏi đáp Tomo sang làm Tomochain (thoát chết)
2. Kyber Network là sàn giao dịch phi tập trung.
Hàng trăm, nghìn dự án nước ngoài khác đều chết vì ko phục vụ thị trường Crypto. Mình đầu tư mấy con ICO Hàn Quốc, Malaysia, Thailand cũng về 0 hết. Nhưng về mặt pháp lý, các dự án ICO luôn có 1 câu ràng buộc trong white-paper là đội ngũ KHÔNG CHỊU BẤT KỲ TRÁCH NHIỆM NÀO HAY CAM KẾT VỀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm khoản đầu tư của mình. Thật ra lỗi lúc đó là thị trường sập và ngủ đông, mọi dự án tan rã, ai cũng hiểu việc này. Các dự án đều thất bại của Việt Nam và thế giới giống nhau, bởi đơn giản nó SAI VỀ MÔ HÌNH, là Token hoá một Biz truyền thống! Những ai chửi Scam nên đọc lại Sách trắng (white-paper)!
3. Lịch sử có lặp lại với phong trào Game NFT?
Sau thành công của Axie Infinity, nhà nhà làm Game NFT và không khác gì phong trào ICO 2017-2018 với mô hình hiểu đơn giản là Token hoá các nhân vật game thành NFT-token. Mình dự đoán các NFT Game trên GIẤY và cùng loại này đều có chung một kết cục là chỉ tồn tại trong ngắn hạn (trừ các game đã thoát xác và chuyển đổi thành các nền tảng hỗ trợ thị trường Crypto) bởi 2 yếu tố:
1) Đội ngũ làm Game NFT có thể vào KHÁM bất kỳ lúc nào nếu không chặt chẽ pháp lý và triển khai đúng luật (quy tội Game + cờ bạc).
2) Khó để lặp lại câu chuyện Axie với ý nghĩ “sẽ như Axie” bởi một dự án Blockchain thành công phải hội tụ nhiều yếu tố từ công nghệ, cộng đồng, đội ngũ, chiến lược … mà các dự án đang vẽ hiện nay đều cùng một cốt truyện và mô tuýp bởi một nhóm mới tinh, thậm chí còn sợ không dám đưa cả ảnh thật mình lên website.
Tuy nhiên, một số dự án dạng nền tảng và hỗ trợ hệ sinh thái Crypto trong mảng NFT/Metaverse vẫn có tiềm năng và cơ hội đón làn sóng mới, cần biết và phân biện các dự án loại này!
4. Các loại dự án nào vẫn sống tốt trừ khi thị trường Crypto chết hẳn (rất khó)?
– Các loại Blockchain Network build được hệ sinh thái các dự án phát triển trên đó như ETH, BSC, DOT, ADA …
– Các loại Stablecoin, Defi, Wallet/Exchange, Payment/Gateway, NFT/Metaverse phục vụ hệ sinh thái Crypto.
– Các dự án có cộng đồng chi phối đủ lớn và ứng dụng NFT/Crypto như Facebook/Tencent/Alibaba/Cty Game lớn …
– Các ý tưởng kỳ dị và gặp thời điểm đúng!
5. Một số khái niệm cần hiểu đúng để đánh giá dự án Crypto?
– ATH Price: All time high price là giá cao nhất mọi thời đại, giá này chỉ ý nghĩa với các dự án đã có đủ thời gian hoạt động và phát triển. ATH lúc chào sàn không có ý nghĩa lắm vì giá đặt ra và chỉ trong tích tắc và sẽ bị các bán đẩy giá về giá thị trường. Càng lên cao nhanh thì càng dễ tàn cuộc nếu không có các yếu tố nền tảng lâu dài.
– Fully Diluted Market Cap: Vốn hoá pha loãng hoàn toàn, bằng tổng số Token phát hành x giá hiện tại, muốn có FDMK vài tỷ $ bình thường.
– Market Cap: Vốn hoá hiện tại, bằng tổng Token lưu hành x Giá token. Market Cap này giao động mạnh theo giá Token nên phải xem đủ dài trong vài tuần trung bình.
– Total Supply / Max Supply / Circulating Supply: Tổng đã phát hành/ Tổng tối đa có thể phát hành/ Tổng đang lưu hành. Đánh giá thanh khoản và lạm phát của dự án.
– Burn Token: Đốt Token để giảm cung, giúp tăng giá, vấn đề là đốt bao nhiêu, tác động ntn.
– Partners: Gặp ông A bảo ông B đầu tư, gặp ông B bảo ông A đầu tư …
– Token Holders: Cái này quan trọng đánh giá mức độ cộng đồng
….
Mình chưa từng kiếm được đồng nào từ Crypto mà chỉ toàn mất tiền :)). Định làm ICO bỏ một đống tiền rồi thôi, đầu tư mấy dự án ICO 2018 đều failed, mua eth lúc 200-500$ bán hết lúc 1.500-1.800$ tất tay Btc lúc giá 62K$ cắt lỗ lúc 30K$ rồi còn lại cho vào ASX margin x5 để gỡ trúng đêm Server sập lao dốc cháy tài khoản … :)) Kết luận lại là nếu Trader khó mà thắng Bot và MM!
Cre: Fb Huu Nguyen