509 lượt xem

Mỗi ngày một chỉ số: Cogs – chi phí vận chuyển


Như đã đề cập trong các stt trước, Giá vốn hàng bán (COGS) bị ảnh hưởng bởi một số chi phí chủ yếu như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về chi phí vận chuyển.

Công thức tính chi phí vận chuyển như sau:

Chi phí vận chuyển = khối lượng VC x Quãng đường x đơn giá vận tải.
Bảng dưới đây cho thấy số liệu của DN XYZ. Trong kỳ họ phải vận chuyển nguyên vật liệu dùng để sản xuất 2 sản phẩm A và B theo kế hoạch (KH) và thực tế thực hiện(TH).
Chúng ta thấy rằng, trong thực tế DN XYZ do thay đổi nhà cung cấp nguyên vật liệu cho sx SP A theo đó có quảng đường dài hơn (200 km so với 180 km), nhưng bù lại giá vận chuyển lại rẻ hơn (400 so với 500).
Ngược lại, đối với nguyên vật liệu dùng cho SP B lại có cự ly ngắn hơn (350 km so với 500 km) nhưng giá vận chuyển lại cao hơn (800 so với 600)
Củng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí VC là tích của 3 thừa số, cho nên để biết thừa số nào tác động như thế nào lên chi phí vận chuyển thì chúng ta sẽ dùng phương pháp thay thế liên hoàn.

Chi phí theo kế hoạch:

  • VC A = 1000 x 180 x 500 = 90.000.000
  • VC B = 500 x 500 x 600 = 150.000.000

Tổng cộng VC A+B = 240.000.000

Chi phí thực tế thực hiên:

  • VC A = 1200 x 200 x 400 = 96.000.000
  • VC B = 600 x 350 x 800 = 168.000.000

Tổng cộng VC A+B = 264.000.000

Như vậy trong kỳ, chi phí đã bị đội lên 264.000.000 – 240.000.000 = 24.000.000 đ

  • Thay lần 1 VC A = (1200-1000) x 180 x 500 = 18.000.000.
  • Thay lần 2 VC A = 1200 x (200- 180) x 500 = 12.000.000.
  • Thay lần 3 VC A = 1200 x 200 x (400-500) = -24.000.000
  • Tổng hợp VC A = 18.000.000 + 12.000.000 – 24.000.000 = 6.000.000.

Như vậy, theo tính toán trên, việc VC nguyên vật liệu cho sp A, do sự thay đổi khối lượng (vì nhu cầu tăng từ 1000 lên 1200) làm tăng 18.00.000 đ chi phí VC. Do thay đổi quảng đường tăng nên tăng 12.000.000 đ chi phí. Nhưng do đơn giá VC giảm nên làm giảm chi phí 24.000.000. Tổng cộng chỉ làm tăng 6.000.000 đ.

  • Thay lần 1 VC B = (600-500) x 500 x 600 = 30.000.000
  • Thay lần 2 VC B = 600 x (350-500) x 600 = -54.000.000
  • Thay lần 3 VC B = 600 x 350 x (800-600) = 42.000.000.
  • Tổng hợp VC B = 30.000.000 – 54.000.000+42.000.000= 18.000.000

Theo tính toán trên, việc VC nguyên vật liệu cho sp B, do sự thay đổi khối lượng (vì nhu cầu tăng từ 500 lên 600) làm tăng 30.00.000 đ chi phí VC. Do thay đổi quảng đường ngắn hơn nên giảm 54.000.000 đ chi phí. Nhưng do đơn giá VC tăng nên làm tăng chi phí 42.000.000. Tổng cộng làm tăng 18.000.000 đ.

Như vậy, tổng chi phí vận chuyển trong kỳ cho cả 2 SP tăng 24.000.000. Trong đó trong trường hợp của SP A lăm tăng 6.000.000 đ còn SP B làm tăng 18.000.000 đ.

Kết

Do nhu cầu nên sản lượng của cả 2 SP đều tăng 20% nhưng do thay đổi phương án nhà cung cấp nên chi phí của trường hợp A chỉ tăng 6.6% (6 tr / 90 tr.). Như vậy phương án thay đổi nhà cung cấp chấp nhận được. Trường hợp B tăng 12% (18 tr /150 tr) củng chấp nhận được, nhưng củng cần đàm phán lại đơn giá.

(Fb Lai Ho)

Vote sao
Thẻ tìm kiếm: