Vừa qua chúng ta đã xem xét chỉ số đầu tiên là doanh số của Doanh nghiệp. Đây là chỉ số hết sức quan trọng và được dùng làm chuẩn mực để so sánh mối tương quan với các chỉ số khác. Khi chúng ta phân tích tỷ lệ giửa các chỉ số khác và doanh thu sẻ cho chúng ta lý do tại sao doanh số bị biến động. Điều này hiển nhiên bởi vì nếu không có gì khác thường thì khi doanh số thay đổi qua thời gian, thì các chỉ số khác cũng sẽ phải biến động một cách tương xứng.
- Chỉ số tiếp theo mà chúng ta tìm hiểu là chỉ số Lãi gộp (Gross margin).
- Lãi gộp được tính bằng cách lấy doanh thu ròng trừ đi giá vốn hàng bán (cost of goods sold).
- Ngoài ra lãi gộp còn được tính bằng tỷ số gọi là Chỉ số Lãi gộp trên doanh thu. (Gross margin % of sales).
- Cách tính rất đơn giản bằng cách lấy tỷ số giửa Lải gộp và doanh thu và được tính theo %.
Về ý nghĩa, chỉ số này cho biết cứ mỗi đồng tiền từ doanh số mà Doanh nghiệp có được, sẻ có bao nhiêu % lãi gộp. Nếu so sánh với trung bình của ngành, sẽ cho chúng ta biết Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không.
Có rất nhiều các nhân tố tác động lên Lãi gộp như: yếu tố ngành, sự cạnh tranh trong ngành, biến phí và định phí, chi phí sản xuất, chí phí vật liệu và lao động.
Tùy theo ngành, địa phương mà chỉ số này có giá trị bình quân khác nhau. Thí dụ như ngành bán lẻ giao động từ 10-15%, ngành kỷ thuật hay phần mềm lại có giá trị giao động từ 70-80%. Khi một ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng thường có chỉ số này cao do Doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược hớt váng. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao sẻ hấp dẩn và thu hút nhiều đối thủ tham gia vào ngành tạo ra áp lực cạnh tranh cao. Điều này khiến chỉ số này giảm dần vì sự gia tăng trong chi phí marketing và thị phần bị chia sẻ khiến doanh số sút giãm.
Như đã đề cập ở trên, Lãi gộp là hiệu số giửa doanh thu ròng và giá vốn hàng bán. Cho nên phân tích kết cấu của giá vốn hàng bán sẻ cho chúng ta biết về nguyên nhân gây biến động cho lãi gộp. Để phân tích, người ta củng lập một cơ cấu tỷ lệ gọi là hợp lý giủa các thành phần của giá vốn hàng bán và doanh số. Thí dụ tỷ lệ hợp lý của chi phí lao động chiếm 30% doanh số. Như vậy khi doanh số tăng thì chi phí lao động củng phải tăng nhưng tỷ lệ được xem là hợp lý vẫn là 30% trên số. Tương tự, các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí năng lượng, định phí… củng như vậy. Chúng ta sẻ phân tích về các điều này ở các bài khác.
(Fb Lai Ho)