Trước đây khi mình bắt đầu tham gia thị trường này có 1 số cái biết và 1 số cái không biết đi hỏi bạn bè mà thường được chia sẻ không cặn kẽ nên mất khá nhiều thời gian mò mẫm, trải nghiệm và trả giá bằng tiền… Nên viết bài viết này với mục đích xóa mù chữ cho người chưa biết gì về #gamenft mà muốn tham gia lĩnh vực này.
I – ĐIỀU KIỆN CẦN
1. Tiền mặt VNĐ hay Stablecoin (usdt, busd, tusd, usdc…) đều được đối với Game dạng Play To Earn (P2E).
2. Thời gian (tùy game có game mất nhiều thời gian, game mất ít thời gian nhưng tối thiểu phải có thời gian nhất định).
II – ĐIỀU KIỆN ĐỦ
3. Tối thiểu có 1 một Ví (Wallet) như: Metamask, trustwallet, Safepal, 1inch, coin98, ronin… loại nào cũng được miễn là lưu lại các ký tự bảo mật (thông thường 12 ký tự, sẽ có 1 bài riêng chia sẻ tút về cách bảo mật cho Wallet).
4. Chọn Game NFT để tham gia: Tìm game ở đâu thì có lẽ phải theo dõi các hội nhóm, một số website… Bước này khá nhiều công đoạn về Research (Research con người như team dev, team marketing, advisor, partner, backer…; gameplay; tokenomics/tokenmetrics; whitepaper; cơ chế rewards hay cơ chế kinh tế trong game; sự cạnh tranh của game đó với game khác; style hay gu về game của bạn …) nên ở phạm vi bài viết này mình sẽ không đề cập sâu vấn đề này.
5. Khi bạn đã thấy ổn các điều kiện cần và đủ thì hãy đọc hướng dẫn gameplay như nào từ website chính thức của họ. Thông thường concept game NFT hiện tại là mua hero (pet), item, vật phẩm nft… thì mới tham gia được và được gọi tên là “Play To Earn”. Bện cạnh đó cũng có 1 số game dạng “Free To Earn” thì bạn sẽ không mất tiền tham gia mà chỉ bỏ công sức ra cày cuốc (ví dụ như Thetan Arena…) Cơ chế trả thưởng các game cũng khác nhau nên cần phân tích kỹ trước khi xuống tiền.
6. Nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về cơ chế gameplay, kinh tế trong game… thông qua Whitepaper, pitchdesk… để tối ưu lợi nhuận (ROI). Đây cũng là chiến thuật để về bờ sớm hay muộn. Bạn nên xác định mọi game đều có vòng đời nhất định và về bờ sớm luôn là mức an toàn nhất.
Cuối cùng là điều quan trọng là không nên FOMO theo ai (ngay cả mình), không nghe shill… để tránh bị mất tiền. Tiền của bạn thì do chính bạn quyết định nhưng hãy tỉnh táo để tránh bẫy “cảm xúc” hoặc Fomo.
Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của mình sau một thời gian trải nghiệm #gamenft nên có gì mong ACE bổ sung thêm những phần thiếu ở bài viết này.
From #nghiệngamenft